Tổ Chức Quy Hoạch Đô Thị Khu Vực Boston Kế Hoạch Hỗ Trợ Ngôn Ngữ năm 2021

Quản Lý Dự Án

Betsy Harvey

 

Chủ Đầu Tư

Jonathan Church

 

Chuyên Viên Phân Tích Dữ Liệu

Margaret Atkinson

 

Đồ họa

Ken Dumas

 

Thiết Kế Bìa

Kim DeLauri

 

 

Công tác chuẩn bị tài liệu này có sự hỗ trợ

của Cơ Quan Quản Lý Xa Lộ Liên Bang (Federal Highway Administration) thông qua

PL Kết Hợp MPO và 5303 #112310.

 

Nhân Viên Quy Hoạch Giao Thông Trung Ương

được chỉ đạo bởi Tổ Chức Quy Hoạch Đô Thị Khu Vực Boston (Boston Region Metropolitan Planning Organization, MPO). MPO gồm có

các cơ quan và nhà chức trách tiểu bang và khu vực, và

chính quyền địa phương.

 

 

Tháng 5, 2021


 

Nếu có các thắc mắc chung, hãy liên lạc

Nhân Viên Quy Hoạch Giao Thông Trung Ương                  857.702.3700

State Transportation Building                                                 ctps@ctps.org

Ten Park Plaza, Suite 2150                                                   ctps.org

Boston, Massachusetts 02116                                              


 

Tổ Chức Quy Hoạch Đô Thị Khu Vực Boston (MPO) điều hành các chương trình, dịch vụ và hoạt động tuân thủ các điều luật cấm phân biệt đối xử của liên bang bao gồm Khoản VI của Đạo Luật Dân Quyền (Civil Rights Act) năm 1964 (Khoản VI), Đạo Luật Phục Hồi Dân Quyền (Civil Rights Restoration Act) năm 1987, và các quy chế và quy định liên quan. Khoản VI cấm hành vi phân biệt đối xử trong các chương trình được liên bang tài trợ và quy định rằng không ai tại Hoa Kỳ bị cấm tham gia, bị từ chối phúc lợi, hay bị phân biệt đối xử khác dựa trên chủng tộc, màu da hoặc nguồn gốc quốc gia (bao gồm trình độ tiếng Anh hạn chế) trong bất kỳ chương trình hay hoạt động nào nhận tài trợ của liên bang. Các điều luật liên bang cấm phân biệt đối xử liên quan được thực thi bởi Cơ Quan Quản Lý Xa Lộ Liên Bang, Cơ Quan Quản Lý Giao Thông Liên Bang, hoặc cả hai, cấm phân biệt đối xử dựa trên độ tuổi, giới tính, và khuyết tật. MPO Khu Vực Boston cân nhắc các nhóm dân được pháp luật bảo vệ này trong Các Chương Trình Khoản VI của mình, phù hợp với sự diễn giải và quản lý của liên bang. Ngoài ra, MPO Khu Vực Boston cung cấp khả năng tiếp cận hiệu quả đối với các chương trình, dịch vụ, và hoạt động của họ cho các cá nhân có trình độ tiếng Anh hạn chế, tuân thủ chính sách và hướng dẫn của Bộ Giao Thông Hoa Kỳ về Lệnh Hành Pháp liên bang số 13166.

MPO Khu Vực Boston cũng tuân thủ Luật Nhà Ở Công của Massachusetts (Massachusetts Public Accommodation Law), M.G.L. c 272 mục 92a, 98, 98a, cấm hành vi phân biệt, kỳ thị, hoặc hạn chế tiếp nhận, hoặc đối xử trong một địa điểm nhà ở công dựa trên chủng tộc, màu da, tín ngưỡng, nguồn gốc quốc gia, giới tính, thiên hướng tình dục, khuyết tật, hay tổ tiên. Tương tự, MPO Khu Vực Boston tuân thủ Lệnh Hành Pháp của Thống Đốc số 526, mục 4, quy định rằng tất cả các chương trình, hoạt động, và dịch vụ được cung cấp, thực hiện, cấp phép, cấp đặc quyền, tài trợ, quản lý, hoặc hợp đồng bởi tiểu bang phải được tiến hành không phân biệt đối xử phi pháp dựa trên chủng tộc, màu da, tuổi tác, giới tính, sắc tộc, thiên hướng tình dục, bản dạng giới hoặc biểu thị giới tính, tôn giáo, tín ngưỡng, tổ tiên, nguồn gốc quốc gia, khuyết tật, tư cách cựu chiến binh (bao gồm cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam), hoặc xuất thân.

Có thể nhận mẫu đơn khiếu nại và thông tin bổ sung bằng cách liên lạc MPO hoặc tại http://www.bostonmpo.org/mpo_non_discrimination.

Để yêu cầu thông tin này bằng một ngôn ngữ khác hoặc bằng một định dạng dễ tiếp cận, vui lòng liên lạc

Title VI Specialist
Boston Region MPO
10 Park Plaza, Suite 2150
Boston, MA 02116
civilrights@ctps.org

Qua Điện Thoại:
857.702.3702 (thoại)

Đối với người khiếm thính hoặc khiếm thanh, hãy kết nối qua dịch vụ MassRelay của tiểu bang:

Để biết thêm thông tin, bao gồm các số dành cho người nói tiếng Tây Ban Nha, hãy truy cập https://www.mass.gov/massrelay

 

 

 

Trích yếu

Lệnh Hành Pháp 13166—Cải Thiện Khả Năng Tiếp Cận Dịch Vụ Cho Người Có Trình Độ Tiếng Anh Hạn Chế (LEP)—hướng dẫn các đơn vị nhận tài trợ liên bang "đảm bảo rằng các chương trình và hoạt động họ thường cung cấp bằng tiếng Anh có thể tiếp cận được đối với người thuộc diện LEP và nhờ đó không phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc quốc gia vi phạm Khoản VI của Đạo Luật Dân Quyền năm 1964." Đáp lại các quy tắc và quy định sau đó phát triển bởi Bộ Giao Thông Hoa Kỳ, Kế Hoạch Hỗ Trợ Ngôn Ngữ (Language Assistance Plan, LAP) này mô tả các nhu cầu ngôn ngữ của cư dân trong 97 đô thị mà Tổ Chức Quy Hoạch Đô Thị Khu Vực Boston (MPO) phục vụ và sự hỗ trợ ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết mà MPO cung cấp để đáp ứng các nhu cầu đó. Vì MPO là một đơn vị nhận tài trợ liên bang từ Cơ Quan Quản Lý Giao Thông Liên Bang và Cơ Quan Quản Lý Xa Lộ Liên Bang, LAP này đáp ứng các yêu cầu được đặt ra bởi các cơ quan này về việc cung cấp sự hỗ trợ ngôn ngữ trong các hoạt động và chương trình của MPO.


 

Mục Lục                                                                                                                      TRANG

 

Tóm Tắt Thực Hiện

ES.1.. Giới thiệu

ES.2.. Xác Định Các Nhu Cầu Ngôn Ngữ

ES.2.1   Số Lượng và Tỉ Lệ Người Thuộc Diện LEP trong Khu Vực Boston

ES.2.2   Tần Suất Tiếp Xúc

ES.2.3   Bản Chất và Tầm Quan Trọng của Các Chương Trình, Dịch Vụ, và Hoạt Động của MPO

ES.2.4   Các Tài Nguyên Khả Dụng Đối Với MPO

ES.3.. Cung Cấp Sự Hỗ Trợ Ngôn Ngữ

ES.3.1   Hỗ Trợ Ngôn Ngữ Nói

ES.3.2   Hỗ Trợ Ngôn Ngữ Viết

ES.4.. Theo Dõi và Cập Nhật Kế Hoạch

Chương 1—Giới Thiệu

1.1...... Mục Đích

1.2...... Thông Tin Cơ Bản về Quy Định Liên Bang

Chương 2–Xác Định Các Nhu Cầu Ngôn Ngữ

2.1...... Yếu Tố 1: Số Lượng và Tỉ Lệ Người Thuộc Diện LEP trong Khu Vực Boston

2.1.1      Mẫu Vi Dữ Liệu Sử Dụng Công Cộng (PUMS)

Dữ Liệu PUMS 2015—19

2.1.2      Dữ Liệu của Sở Giáo Dục Massachusetts

2.2...... Yếu Tố 2: Tần Suất Tiếp Xúc

2.3...... Yếu Tố 3: Bản Chất và Tầm Quan Trọng của Các Chương Trình, Dịch Vụ, và Hoạt Động của MPO

2.4...... Yếu Tố 4: Các Tài Nguyên Khả Dụng Đối Với MPO

Chương 3—Cung Cấp Sự Hỗ Trợ Ngôn Ngữ

3.1...... Hỗ Trợ Ngôn Ngữ Nói

3.1.1      Hoạt Động Trực Tiếp Thu Hút Sự Tham Gia Của Công Chúng

3.1.2      Hoạt Động Từ Xa Thu Hút Sự Tham Gia Của Công Chúng

3.2...... Hỗ Trợ Ngôn Ngữ Viết

3.2.1      Các Tài Liệu Quan Trọng

3.2.2      Trang web của MPO

3.2.3      Email, Khảo Sát và Truyền Thông Xã Hội

Chương 4—Theo Dõi và Cập Nhật Kế Hoạch

 

 

BẢNG

 

Bảng 1 Các Ngôn Ngữ Đáp Ứng Safe Harbor trong Khu Vực Boston

 

Bảng 2 10 Ngôn Ngữ Không Phải Tiếng Anh Phổ Biến Nhất Được Nói Bởi Người Học Tiếng Anh

 

HÌNH

 

Hình 1a Số Người Học Tiếng Anh trong Các Học Khu Thành Phố

Hình 1b Số Người Học Tiếng Anh trong Các Học Khu Khu Vực

Hình 2a Các Ngôn Ngữ Phổ Biến Nhất Được Nói trong Các Học Khu Công Lập: Tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Hoa, Thổ Ngữ Haiti, và tiếng Ả Rập

Hình 2b Các Ngôn Ngữ Phổ Biến Nhất Được Nói trong Các Học Khu Công Lập: Tiếng Việt, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Pháp, và tiếng Somali

 

 


 

Tóm Tắt Thực Hiện

ES.1    Giới thiệu

Là một đơn vị nhận tài trợ liên bang từ Cơ Quan Quản Lý Giao Thông Liên Bang (FTA) và Cơ Quan Quản Lý Xa Lộ Liên Bang (FHWA), Tổ Chức Quy Hoạch Đô Thị Khu Vực Boston (MPO) phải tuân thủ các quy chế dân quyền liên bang và các lệnh hành pháp. Các điều luật này bao gồm Khoản VI của Đạo Luật Dân Quyền năm 1964, đạo luật này cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, hay nguồn gốc quốc gia. Lệnh Hành Pháp số 13166—Cải Thiện Khả Năng Tiếp Cận Dịch Vụ Cho Người Có Trình Độ Tiếng Anh Hạn Chế (LEP)—làm rõ rằng các quy định bảo vệ liên quan đến nguồn gốc quốc gia gồm có những người thuộc diện LEP. Lệnh này hướng dẫn các đơn vị nhận tài trợ liên bang cung cấp khả năng tiếp cận ngôn ngữ hiệu quả đối với các dịch vụ của họ. Theo hướng dẫn trong các quy định của Bộ Giao Thông Hoa Kỳ (USDOT), Kế Hoạch Hỗ Trợ Ngôn Ngữ (LAP) này mô tả nhóm dân thuộc diện LEP sống trong 97 đô thị trong khu vực Boston và cách tiếp cận của MPO trong việc cung cấp sự hỗ trợ ngôn ngữ hiệu quả.

 

ES.2    Xác Định Các Nhu Cầu Ngôn Ngữ

Chương 2 của LAP mô tả kết quả của phân tích "4 yếu tố" của USDOT theo yêu cầu của các đơn vị nhận tài trợ liên bang. Phân tích này mô tả nhóm dân thuộc diện LEP trong khu vực Boston, các chương trình và dịch vụ của MPO, tần suất những người thuộc diện LEP tiếp xúc với các chương trình và dịch vụ của MPO, và các tài nguyên của MPO để cung cấp sự hỗ trợ ngôn ngữ.

 

ES.2.1 Số Lượng và Tỉ Lệ Người Thuộc Diện LEP trong Khu Vực Boston

Trước đây, nhân viên MPO dựa vào các bảng tóm tắt Khảo Sát Cộng Đồng Mỹ (American Community Survey, ACS), vì chúng cung cấp thông tin chi tiết nhất về số người thuộc diện LEP trong khu vực Boston và những ngôn ngữ họ nói. Từ khi LAP gần đây nhất của MPO được công bố vào năm 2017, ACS đã thay đổi cách phân loại ngôn ngữ trong các bảng tóm tắt và cập nhật các biện pháp kiểm soát đối với dữ liệu để bảo vệ quyền riêng tư của người trả lời khảo sát. Do đó, các bảng tóm tắt ACS không còn cung cấp đủ chi tiết về ngôn ngữ để đáp ứng các yêu cầu liên bang đối với LAP.

 

Để đáp ứng các yêu cầu đó, nhân viên đã chuyển sang sử dụng dữ liệu Mẫu Vi Dữ Liệu Sử Dụng Công Cộng (Public Use Microdata Sample, PUMS) của Cục Điều Tra Dân Số Hoa Kỳ. Trong khi dữ liệu PUMS sử dụng cùng dữ liệu thô làm căn cứ cho các bảng tóm tắt ACS, nó chứa hồ sơ cá nhân hoặc hộ gia đình, cho phép người dùng lập các bảng dữ liệu chi tiết không thể lập với các bảng tóm tắt ASC lập bảng sẵn. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền riêng tư, dữ liệu PUMS được tổng hợp theo các khu vực địa lý lớn hơn được gọi là Các Khu Vực Mẫu Vi Mô Sử Dụng Công Cộng (Public Use Microsample Areas, PUMA), không khớp hoàn hảo với ranh giới của khu vực Boston. Bằng cách ước tính tỉ lệ số người trong phần PUMA trong khu vực Boston, nhân viên có thể xác định số lượng và tỉ lệ người nói các ngôn ngữ không phải tiếng Anh và thuộc diện LEP ở một mức chi tiết không thể có được với các bảng tóm tắt ACS.

 

Nhân viên MPO đã thu thập dữ liệu PUMS 2015–19, dữ liệu này cho thấy rằng 11,2 phần trăm số người trong khu vực Boston là thuộc diện LEP. Có 26 ngôn ngữ đạt ngưỡng “Safe Harbor” (Mức An Toàn) là có ít nhất 1.000 người nói hay 5 phần trăm tổng số dân thuộc diện LEP, căn cứ vào mức thấp hơn. Tiếng Tây Ban Nha (36,5 phần trăm), tiếng Hoa (16,7 phần trăm), tiếng Bồ Đào Nha (11,3 phần trăm), tiếng Haiti (7,1 phần trăm), và tiếng Việt (5,0 phần trăm) tiếp tục là 5 ngôn ngữ được nói phổ biến nhất bởi những người thuộc diện LEP trong khu vực Boston.1

 

Để nhận thêm thông tin chi tiết về việc các ngôn ngữ này được nói ở đâu trong khu vực Boston, nhân viên đã phân tích dữ liệu ngôn ngữ đối với các học khu công lập thành phố và khu vực. Sở Giáo Dục Massachusetts (MDOE) thu thập dữ liệu về số người học tiếng Anh (ELL) và các ngôn ngữ họ nói. Tiếng Tây Ban Nha (52,6 phần trăm), tiếng Bồ Đào Nha (18,3 phần trăm), tiếng Hoa (5,9 phần trăm), Thổ Ngữ Haiti (5,0 phần trăm), và tiếng Ả Rập (2,9 phần trăm) là 5 ngôn ngữ được nói phổ biến nhất bởi ELL. Dữ liệu chi tiết hơn này cũng cho phép nhân viên MPO thấy mỗi ngôn ngữ được nói ở các đô thị nào, điều này hỗ trợ cho hoạt động tiếp ngoại.

 

ES.2.2 Tần Suất Tiếp Xúc

MPO có sự tiếp xúc không thường xuyên với người thuộc diện LEP. Sự tiếp xúc này thường diễn ra nhất thông qua các nội dung liên lạc trực tuyến của MPO, chẳng hạn như trang web, email, và khảo sát. Nhân viên MPO cũng tiến hành các hoạt động tiếp ngoại trong các cộng đồng nơi có người thuộc diện LEP cư trú và với các tổ chức có liên quan đến người thuộc diện LEP. Các hoạt động này thường nhất là hỗ trợ phát triển các tài liệu chứng nhận của MPO—Kế Hoạch Giao Thông Dài Hạn (Long-Range Transportation Plan, LRTP), Chương Trình Cải Thiện Giao Thông (Transportation Improvement Program, TIP), và Chương Trình Công Tác Quy Hoạch Thống Nhất (Unified Planning Work Program, UPWP). Tuy nhiên, các sự kiện này cũng diễn ra trong quá trình thực hiện các hoạt động thu hút sự tham gia của công chúng thông thường của MPO.

 

ES.2.3 Bản Chất và Tầm Quan Trọng của Các Chương Trình, Dịch Vụ, và Hoạt Động của MPO

MPO tiến hành các nghiên cứu về giao thông, chọn các dự án giao thông cần tài trợ, tiến hành quy hoạch dài hạn, và cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật. Mặc dù sự từ chối hay trì hoãn tiếp cận đối với các hoạt động này sẽ không có những hệ quả ngay lập tức hay đe dọa tính mạng đối với người thuộc diện LEP, nhưng những cải thiện giao thông có được từ các quyết định của MPO có tác động đến khả năng di chuyển và chất lượng sống của tất cả cư dân. Sự tham gia của công chúng đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành công của các hoạt động và chương trình của MPO. Như thế, nhân viên MPO cố gắng hết sức để đảm bảo rằng tất cả mọi người, bất kể ngôn ngữ họ nói là gì, đều có cơ hội cho biết ý kiến về cách thực hiện quy hoạch giao thông khu vực.

 

ES.2.4 Các Tài Nguyên Khả Dụng Đối Với MPO

Dựa trên số lượng và hình thức của các cuộc họp trong đó cần phải dịch tài liệu bằng văn bản, MPO đã lập ngân sách tài trợ đủ để dịch các tài liệu quan trọng sang 5 ngôn ngữ được nói phổ biến nhất bởi người thuộc diện LEP trong khu vực, như được xác định thông qua LAP này. Ngân sách này cũng gồm có đủ tài trợ để dịch tài liệu sang các ngôn ngữ khác, nếu cần, cho hoạt động tiếp ngoại hoặc để đáp ứng yêu cầu. Ngoài ra, MPO có đủ tài nguyên để cung cấp dịch vụ thông dịch theo yêu cầu hoặc khi cần tại các cuộc họp và sự kiện tiếp ngoại do MPO tài trợ.

 

ES.3    Cung Cấp Sự Hỗ Trợ Ngôn Ngữ

ES.3.1 Hỗ Trợ Ngôn Ngữ Nói

MPO cung cấp sự hỗ trợ ngôn ngữ tại các sự kiện thu hút sự tham gia của công chúng cả trực tiếp và trực tuyến. Tại các cuộc họp của hội đồng của MPO, có thể yêu cầu dịch vụ thông dịch trước ít nhất 7 ngày đối với cả các cuộc họp trực tiếp lẫn các cuộc họp từ xa. Nhân viên cũng tiến hành các sự kiện tiếp ngoại trong các cộng đồng nơi có người thuộc diện LEP cư trú và với các tổ chức có liên quan đến người thuộc diện LEP. Để xác định nhu cầu hỗ trợ ngôn ngữ, nhân viên dựa vào dữ liệu được thu thập cho LAP này và điều phối với các đối tác địa phương. Vì dữ liệu ACS và MDOE không phải lúc nào cũng đủ chi tiết, các đối tác địa phương đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện cho MPO cung cấp các dịch vụ thông dịch thích hợp, được điều chỉnh theo nhu cầu cộng đồng.

 

ES.3.2 Hỗ Trợ Ngôn Ngữ Viết

MPO cung cấp các bản dịch của "các tài liệu quan trọng," theo quy định của liên bang. Các tài liệu quan trọng là các tài liệu chứa thông tin đóng vai trò quan trọng để nhận được các dịch vụ của MPO hoặc là bắt buộc theo quy định của pháp luật. Các giấy tờ và tài liệu sau đây được xem là các tài liệu quan trọng:

 

 

Các tài liệu này được dịch sang tối thiểu 5 ngôn ngữ được nói phổ biến nhất bởi người thuộc diện LEP trong khu vực: Tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hoa (giản thể và phồn thể), tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Haiti, và tiếng Việt. Bất kỳ thành viên công chúng nào cũng có thể yêu cầu bản dịch của bất kỳ tài liệu MPO nào sang một ngôn ngữ thường không được cung cấp.

 

Để đáp ứng các nhu cầu dịch trang web, trang web của MPO có sử dụng Google Translate, một công cụ trên trình duyệt để dịch nội dung trang web sang hơn 100 ngôn ngữ, bao gồm các ngôn ngữ đạt mức Safe Harbor trong khu vực Boston. Tất cả nội dung trên trang web của MPO đều khả dụng ở định dạng HTML để Google Translate có thể cung cấp bản dịch. Ngoài ra, sử dụng Google Translate, tất cả email từ MPO đều có thể được dịch sang hàng tá ngôn ngữ. Các khảo sát, mà nhân viên thường sử dụng và chủ yếu được phổ biến trực tuyến, được dịch sang tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hoa (giản thể và phồn thể), tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Haiti, và tiếng Việt.

 

ES.4    Theo Dõi và Cập Nhật Kế Hoạch

Nhân viên MPO tiếp tục theo dõi các nhu cầu ngôn ngữ đang thay đổi của khu vực và cập nhật các dịch vụ hỗ trợ ngôn ngữ khi thích hợp. Nhân viên liên tục tìm hiểu các nguồn dữ liệu mới, cung cấp một sự hiểu biết nhiều sắc thái hơn về các nhu cầu ngôn ngữ của cư dân trong khu vực. Nhân viên MPO sẽ tiếp tục nỗ lực cải thiện sự tham gia của những người thuộc diện LEP và các tổ chức cộng đồng phục vụ họ. Khi có dữ liệu ngôn ngữ mới và các cách tiếp cận hỗ trợ người thuộc diện LEP thay đổi và phát triển, LAP này sẽ được chỉnh sửa.

 

 

Chương 1—Giới Thiệu

1.1       Mục Đích

Chính sách của Tổ Chức Quy Hoạch Đô Thị Khu Vực Boston (MPO) là đảm bảo rằng người có trình độ tiếng Anh hạn chế (LEP) không bị phân biệt đối xử hay bị từ chối tiếp cận hiệu quả đối với và tham gia trong các chương trình, hoạt động, và dịch vụ mà MPO cung cấp. Kế Hoạch Hỗ Trợ Ngôn Ngữ (LAP) này mô tả cách nhân viên MPO cung cấp sự hỗ trợ ngôn ngữ thích hợp cho người thuộc diện LEP bằng cách đánh giá các nhu cầu ngôn ngữ, triển khai các dịch vụ ngôn ngữ cung cấp khả năng tiếp cận hiệu quả đối với quy trình quy hoạch giao thông của MPO, và công bố thông tin về các dịch vụ này mà không tạo ra gánh nặng vô lý cho các nguồn lực của MPO.

 

Việc tiến hành hoạt động thu hút sự tham gia gia hiệu quả của công chúng là một chức năng cốt lõi của MPO, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng quy trình quy hoạch giao thông khu vực được tiến hành một cách công bằng và minh bạch. Mặc dù LAP này được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu liên bang, nó cũng hỗ trợ nhân viên MPO trong việc phát triển và triển khai những nỗ lực thu hút sự tham gia và liên lạc với công chúng. Những nỗ lực này được mô tả trong Kế Hoạch Tiếp Ngoại (Public Outreach Plan, POP) của MPO. Bản cập nhật LAP này được phát triển phối hợp với POP gần đây nhất. 

 

1.2       Thông Tin Cơ Bản về Quy Định Liên Bang

Khoảng VI của Đạo Luật Dân Quyền năm 1964 cấm các cơ quan liên bang và các đơn vị nhận hỗ trợ tài chính của họ phân biệt đối xử dựa trên nguồn gốc quốc gia, được thể hiện bằng tư cách LEP. Ngoài ra, Lệnh Hành Pháp số 13166, Cải Thiện Khả Năng Tiếp Cận Dịch Vụ Cho Người Có Trình Độ Tiếng Anh Hạn Chế, được ký vào ngày 11 tháng 8, 2000, hướng dẫn các cơ quan liên bang và các đơn vị nhận hỗ trợ tài chính của liên bang (chẳng hạn như các MPO) cung cấp sự tiếp cận ngôn ngữ hiệu quả cho người thuộc diện LEP đối với các dịch vụ của cơ quan. Đáp lại các quy định này, Bộ Giao Thông Hoa Kỳ (USDOT) công bố hướng dẫn chính sách vào năm 2005 cho các đơn vị nhận hỗ trợ tài chính của họ, mô tả các trách nhiệm của đơn vị nhận tài trợ trong việc cung cấp sự tiếp cận hiệu quả cho người thuộc diện LEP và xác định các yếu tố mà họ phải xem xét khi làm như thế.

 

Để đáp ứng những trách nhiệm này, MPO Khu Vực Boston đã phát triển một kế hoạch LAP dựa trên hướng dẫn của USDOT và Cơ Quan Quản Lý Giao Thông Liên Bang (FTA). Kế hoạch LAP này được cập nhật một lần mỗi 3 năm. Như cho biết trong Thông Tư FTA số 4702.1B, LAP đánh giá 4 yếu tố sau đây khi xác định nhu cầu ngôn ngữ của người thuộc diện LEP mà MPO phục vụ:

 

 

Chương 2 mô tả kết quả của quy trình phân tích 4 yếu tố này.


 

Chương 2–Xác Định Các Nhu Cầu Ngôn Ngữ

Các mục sau đây thảo luận về từng yếu tố trong 4 yếu tố được liệt kê ở chương trước và mô tả kết quả phân tích đã hoàn thành cho từng yếu tố.

 

2.1       Yếu Tố 1: Số Lượng và Tỉ Lệ Người Thuộc Diện LEP trong Khu Vực Boston

Trong các kế hoạch LAP trước đây, nhân viên MPO sử dụng các bảng tóm tắt Khảo Sát Cộng Đồng Mỹ (ACS) để xác định các ngôn ngữ được nói bởi người thuộc diện LEP sống trong khu vực Boston. Tuy nhiên, kể từ ACS 2016, Cục Điều Tra Dân Số thay đổi cách họ báo cáo các ngôn ngữ không phải tiếng Anh được nói ở nhà trong các bảng tóm tắt ACS. Cách mã hóa đối với các ngôn ngữ được nói ở nhà đã được cập nhật để phản ánh những thay đổi về số người nói các ngôn ngữ khác nhau, dẫn đến việc bổ sung một số ngôn ngữ mới và tái tổ chức các ngôn ngữ khác (ví dụ như Thổ Ngữ Pháp thành tiếng Haiti). Ngoài ra, nhằm bảo vệ quyền riêng tư của những người nói các ngôn ngữ ít phổ biến hơn, ở các khu vực địa lý nhỏ hơn, các ngôn ngữ này đã được thu hẹp và báo cáo ở dạng tổng hợp với các ngôn ngữ khác trong cùng họ ngôn ngữ (chẳng hạn như Các Ngôn Ngữ Ấn-Âu Khác).2

 

Trước đây, dữ liệu được thu thập bởi thành phố và được tổng hợp theo khu vực MPO để xác định số lượng và phần trăm người thuộc diện LEP; tuy nhiên, nhiều ngôn ngữ không còn được báo cáo đối với các thành phố nhỏ hơn. Điều này có nghĩa là nhân viên MPO không thể xác định nhiều ngôn ngữ nói đã được xác định trong LAP gần nhất (2017) dùng các bảng tóm tắt ACS. Để khắc phục những khó khăn này, nhân viên đã tập hợp dữ liệu ngôn ngữ từ các nguồn khác để cung cấp một bức tranh đầy đủ hơn về các nhu cầu ngôn ngữ trong khu vực Boston.

 

2.1.1    Mẫu Vi Dữ Liệu Sử Dụng Công Cộng (PUMS)

Dữ liệu PUMS của Cục Điều Tra Dân Số sử dụng cùng dữ liệu thô được thu thập cho ACS nhưng được cung cấp ở dạng hồ sơ chưa lập bảng biểu về cá nhân hoặc các đơn vị nhà ở để cho phép người dùng lập các bảng tùy biến, không khả dụng trong các bảng tóm tắt được lập cho các sản phẩm ACS tiêu chuẩn. Vì bản chất không tổng hợp của dữ liệu, chúng tuân thủ các biện pháp kiểm soát quyền riêng tư chặt chẽ hơn. Các biện pháp kiểm soát này hạn chế kích thước của các khu vực địa lý mà dữ liệu có thể được xác định. Khu vực nhỏ nhất mà dữ liệu PUMS khả dụng là Khu Vực Vi Dữ Liệu Sử Dụng Công Cộng (PUMA).

 

PUMA là các khu vực địa lý theo PUMS có dân số 100.000 đến khoảng 200.000 người. Chúng dựa trên sự tổng hợp liên tục các vùng hoặc các hạt trong một tiểu bang. Mặc dù một số PUMA trong khu vực Boston khớp với ranh giới của MPO, nhưng một số thì không.3 Tuy nhiên, dữ liệu PUMS cung cấp mức chi tiết về các ngôn ngữ được nói ở nhà bởi người thuộc diện LEP theo yêu cầu của các quy định của FTA; do đó dữ liệu PUMS là lựa chọn tốt nhất để MPO tuân thủ các yêu cầu liên bang.

 

 

Dữ Liệu PUMS 2015—19

Mặc dù số dân thuộc diện LEP trong khu vực Boston có thể được xác định bằng các bảng tóm tắt ACS tiêu chuẩn, nhưng để nhất quán với cách xác định các ngôn ngữ nói không phải tiếng Anh, LAP này sử dụng dữ liệu ACS PUMS để báo cáo cả hai loại thông tin. Theo dữ liệu từ PUMS 2015–19, 11,2 phần trăm (349.345 người) trong dân số của khu vực là 3.114.612 được 5 tuổi trở lên và thuộc diện LEP. Tỉ lệ người thuộc diện LEP lớn nhất nói tiếng Tây Ban Nha (36,5 phần trăm), tiếp theo là tiếng Hoa (tiếng Quan Thoại hoặc tiếng Quảng Đông) (16,7 phần trăm), và tiếng Bồ Đào Nha hoặc Thổ Ngữ Bồ Đào Nha (11,3 phần trăm). Tổng cộng, 3 ngôn ngữ này chiếm gần hai phần ba (64,6 phần trăm) số người thuộc diện LEP trong khu vực.

 

Hướng dẫn của USDOT nêu các tình huống cho thấy có bằng chứng thuyết phục về sự tuân thủ các nghĩa vụ biên dịch của đơn vị nhận tài trợ. Nếu một đơn vị nhận tài trợ cung cấp bản dịch của các tài liệu quan trọng sang các ngôn ngữ đáp ứng một ngưỡng nhất định—được gọi là "các ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor"—thì nghĩa vụ của họ có khả năng được đáp ứng. Các ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor là các ngôn ngữ không phải tiếng Anh được nói bởi người thuộc diện LEP (trong số những người đủ điều kiện được phục vụ hoặc có khả năng bị ảnh hưởng hoặc tiếp xúc bởi đơn vị nhận tài trợ) chiếm ít nhất 5 phần trăm dân số hay 1.000 người, căn cứ vào mức thấp hơn. Trong khu vực Boston, các ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor bao gồm những người nói các ngôn ngữ ở Bảng 1. Có 33 ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor trong khu vực Boston.4 Vì chi phí cung cấp bản dịch ở tất cả 33 ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor là cao đến mức khó thực hiện, và vì 5 ngôn ngữ phổ biến nhất chiếm trên 3 phần tư tất cả ngôn ngữ được nói bởi người thuộc diện LEP trong khu vực, MPO tập trung các tài nguyên biên dịch vào 5 ngôn ngữ đó: Tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hoa (phồn thể và giản thể), tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Haiti, và tiếng Việt.5 (Xem Chương 4 để biết chi tiết.)

 

Sự so sánh giữa LAP này và kế hoạch được hoàn thành vào năm 2017 là không hoàn hảo. Một sự so sánh đầy đủ về dữ liệu từ LAP gần nhất của MPO là không thể do có những thay đổi về cách phân loại dữ liệu ngôn ngữ ACS và các biện pháp kiểm soát bảo vệ quyền riêng tư, như mô tả bên trên. Tuy nhiên, có thể so sánh một số ngôn ngữ riêng lẻ. Khi có thể, Bảng 1 thể hiện sự thay đổi phần trăm về số người thuộc diện LEP đối với từng ngôn ngữ từ khi LAP gần nhất được hoàn thành vào năm 2017. Đối với kế hoạch LAP đó, dữ liệu được sử dụng từ các bảng tóm tắt ACS 2010–14. Vì các năm đối với dữ liệu được sử dụng trong kế hoạch này và kế hoạch LAP năm 2017 không chồng lấn nhau, chúng có thể được so sánh đối với các ngôn ngữ mà Cục Điều Tra Dân Số đề nghị.6 Tuy nhiên các khu vực địa lý được sử dụng để tổng hợp dữ liệu là khác nhau, cách mã hóa một số ngôn ngữ cũng khác nhau. Do đó, người đọc nên so sánh dữ liệu một cách thận trọng và tập trung vào chiều hướng và mức độ của sự thay đổi phần trăm giữa các kế hoạch LAP, thay vì vào con số chính xác.

 

Bảng 1
Các Ngôn Ngữ Đáp Ứng Safe Harbor trong Khu Vực Boston

Ngôn Ngữ

Số Người Nói1

Thay Đổi Phần Trăm so với LAP 2017

Phần Trăm Người Thuộc Diện LEP

Phần Trăm Dân Số Khu Vực Boston

Tiếng Tây Ban Nha

126.018

19,6%

36,5%

4,0%

Tiếng Hoa (bao gồm tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông)

57.687

15,6%

16,7%

1,9%

Tiếng Bồ Đào Nha và Thổ Ngữ Bồ Đào Nha

39.144

12,5%

11,3%

1,3%

Tiếng Haiti2

24.623

14,2%

7,1%

0,8%

Tiếng Việt

17.361

15,1%

5,0%

0,6%

Tiếng Nga

11.236

-4,5%

3,3%

0,4%

Tiếng Ả Rập

7.124

-26,9%

2,1%

0,2%

Tiếng Ý

5.871

-24,7%

1,7%

0,2%

Tiếng Pháp (bao gồm tiếng Cajuns)3

5.574

3,8%

1,6%

0,2%

Các ngôn ngữ Ấn-Âu khác

5.447

Không Áp Dụng

1,6%

0,2%

Tiếng Hàn

4.474

16,1%

1,3%

0,1%

Tiếng Hy Lạp

3.909

5,6%

1,1%

0,1%

Tiếng Amharic, tiếng Somali, hoặc các ngôn ngữ Phi-Á khác

3.652

Không Áp Dụng

1,1%

0,1%

Tiếng Nhật

2.903

5,6%

0,8%

0,1%

Tiếng Nepal, tiếng Marathas, hoặc các ngôn ngữ Ấn Độ khác

2.810

Không Áp Dụng

0,8%

0,1%

Tiếng Khmer

2.629

16,4%

0,8%

0,1%

Tiếng Hindi

2.500

21,2%

0,7%

0,1%

Các ngôn ngữ khác ở Châu Á

2.323

Không Áp Dụng

0,7%

0,1%

Tiếng Yoruba, tiếng Twi, tiếng Igbo, hoặc các ngôn ngữ khác ở Tây Phi

1.794

Không Áp Dụng

0,5%

0,1%

Tiếng Gujarat

1.745

11,7%

0,5%

0,1%

Tiếng Swahili hoặc các ngôn ngữ khác ở Trung, Đông, và Nam Phi

1.658

Không Áp Dụng

0,5%

0,1%

Tiếng Ba Lan

1.639

-6,2%

0,5%

0,1%

Tiếng Tagalog (bao gồm tiếng Philippin)

1.319

-4,2%

0,4%

0,0%

Tiếng Serbia-Croatia

1.308

Không Áp Dụng

0,4%

0,0%

Tiếng Ba Tư (bao gồm tiếng Farsi và Dari)

1.304

4,6%

0,4%

0,0%

Tiếng Ukraine hoặc các ngôn ngữ Slav khác

1.261

Không Áp Dụng

0,4%

0,0%

Tiếng Thái, tiếng Lào, hoặc các ngôn ngữ Tai-Kadai khác

1.228

Không Áp Dụng

0,4%

0,0%

Các ngôn ngữ khác và các ngôn ngữ chưa xác định

1.171

Không Áp Dụng

0,3%

0,0%

Tiếng Bengal

1.147

Không Áp Dụng

0,3%

0,0%

Tiếng Telugu

1.134

Không Áp Dụng

0,3%

0,0%

Tiếng Armenia

1.124

30,9%

0,3%

0,0%

Tiếng Punjabi

1.094

Không Áp Dụng

0,3%

0,0%

Tiếng Tamil

1.007

Không Áp Dụng

0,3%

0,0%

Tổng Số Người Thuộc Diện LEP Nói Ngôn Ngữ Đáp Ứng Safe Harbor

345.218

20,5%

98,8%

11,2%

Tổng Số Người Thuộc Diện LEP

349.345

12,3%

100,0%

11,2%

Tổng Số Dân 5 Tuổi Trở Lên

3.114.612

4,3%

Không Áp Dụng

100,0%

1 Trong số những người 5 tuổi trở lên, người thuộc diện LEP bao gồm những người tự nhận là nói tiếng Anh giỏi, không giỏi, hoặc hoàn toàn không.

2 Trước năm 2016, các thổ ngữ dựa trên tiếng Pháp được mã hóa là Thổ Ngữ Pháp. Vì hầu hết những người này nói Thổ Ngữ Haiti, kể từ năm 2016, Thổ Ngữ Haiti được tái mã hóa thành tiếng Haiti, bao gồm Thổ Ngữ Haiti và tất cả các thổ ngữ theo tiếng Pháp khác có thể hiểu nhau.

3 Trước năm 2016, thổ ngữ Patois được nhóm với tiếng Pháp. Kể từ năm 2016, thổ ngữ Patois thường được mã hóa là Tiếng Anh Thổ Ngữ Jamaica, trừ khi có một mã thích hợp hơn.

LAP = Language Assistance Plan (Kế Hoạch Hỗ Trợ Ngôn Ngữ). LEP = Limited English proficiency (trình độ tiếng Anh hạn chế). MPO = Metropolitan Planning Organization (Tổ Chức Quy Hoạch Đô Thị). N/A = Not available (Không áp dụng).

Nguồn: Mẫu Vi Dữ Liệu Sử Dụng Công Cộng Khảo Sát Cộng Đồng Mỹ, 2015–19; và các bảng tóm tắt Khảo Sát Cộng Đồng Mỹ 2010–14.

 

Dữ liệu cho thấy rằng số người thuộc diện LEP đã tăng trong toàn khu vực. Trường hợp tăng này tập trung ở những người nói các ngôn ngữ nhất định. Có nhiều người thuộc diện LEP hơn nói một trong các ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor của MPO; hiện nay có 33 ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor, tăng từ 19 ngôn ngữ được ghi nhận trong LAP 2017. Ngoài ra, phần trăm số người thuộc diện LEP nói các ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor đã tăng. Tiếng Tây Ban Nha, ngôn ngữ không phải tiếng Anh được nói phổ biến nhất trong khu vực chứng kiến sự tăng mạnh. Trong số tất cả các ngôn ngữ, tiếng Armenia chứng kiến sự tăng tỉ lệ phần trăm lớn nhất. Có sự tăng nhất quán về tỉ lệ người nói các ngôn ngữ ở Châu Á—bao gồm tiếng Khmer, tiếng Hàn, tiếng Hoa, tiếng Việt, tiếng Nhật, và tiếng Ba Tư. Ngoài ra, một số ngôn ngữ mới được đưa vào danh sách các ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor, bao gồm tiếng Punjabi, tiếng Tamil, và tiếng Bengal. Tuy nhiên, có 5 ngôn ngữ chứng kiến sự sụt giảm về số người nói: Tiếng Ả Rập, tiếng Ý, tiếng Ba Lan, tiếng Nga, và tiếng Tagalog.

 

2.1.2    Dữ Liệu của Sở Giáo Dục Massachusetts

Vì có những thay đổi đối với cách báo cáo dữ liệu ngôn ngữ theo bảng tóm tắt ACS và khu vực địa lý được sử dụng cho dữ liệu PUMS, nhân viên MPO đã tìm các nguồn dữ liệu khác về các ngôn ngữ được nói bởi người thuộc diện LEP khả dụng ở một khu vực địa lý nhỏ hơn. Một số cơ quan tiểu bang Massachusetts cung cấp dữ liệu ngôn ngữ về những người mà họ phục vụ, bao gồm Sở Giáo Dục Massachusetts (MDOE). Nhân viên MPO đã xem xét các học khu công lập (các học khu thành phố và khu vực) trong khu vực Boston. MDOE thu thập dữ liệu về số học sinh là người học tiếng Anh (ELL) ở mỗi học khu, cũng như ngôn ngữ nói của các em.7 Có thể giả định rằng nếu một học sinh là ELL, cha mẹ của các em có khả năng không thành thạo tiếng Anh. Mặc dù dữ liệu này không tương ứng hoàn hảo với định nghĩa LEP của USDOT, nhưng chúng cho phép nhân viên xác định nhu cầu ngôn ngữ tồn tại ở đâu tại các khu vực địa lý nhỏ hơn, điều này là rất có ích khi nhân viên tiến hành hoạt động tiếp ngoại trong các cộng đồng trong khu vực Boston. Theo dữ liệu năm học 2020–21, có 11,8 phần trăm học sinh tiểu học và trung học trong các học khu công lập trong khu vực Boston là ELL, trong số 413.881 học sinh. Con số đó là rất gần với 11,1 phần trăm người thuộc diện LEP trong khu vực như báo cáo trong dữ liệu PUMS.

 

Hình 1a cho thấy số học sinh ELL trong các học khu công lập thành phố, trong khi Hình 1b cho thấy số học sinh ELL trong các học khu công lập khu vực trong khu vực Boston.8 Các học khu có nhiều học sinh ELL nhất là các học khu trong và xung quanh Boston, cũng như các học khu trong và xung quanh Framingham.


#

#

 

Bảng bên dưới cho thấy 10 ngôn ngữ không phải tiếng Anh được ELL nói thường xuyên nhất.

 

Bảng 2
10 Ngôn Ngữ Không Phải Tiếng Anh Phổ Biến Nhất Được Nói Bởi Người Học Tiếng Anh

Ngôn Ngữ

Số Học Sinh Thuộc Diện ELL

Phần Trăm Học Sinh

Tiếng Tây Ban Nha

24.608

52,6%

Tiếng Bồ Đào Nha (bao gồm Thổ Ngữ Cape Verde)

8.579

18,3%

Tiếng Hoa

2.762

5,9%

Thổ Ngữ Haiti

2.350

5,0%

Tiếng Ả Rập

1.372

2,9%

Tiếng Việt

1.156

2,5%

Tiếng Nga

662

1,4%

Tiếng Nhật

401

0,9%

Tiếng Pháp

399

0,9%

Tiếng Somalia

282

0,6%

ELL = English language learner (Người Học Tiếng Anh).

Nguồn: Sở Giáo Dục Massachusetts, năm học 2020–21.

 

Hình 2a và 2b bên dưới cho thấy sự phân bố của 10 ngôn ngữ phổ biến nhất này trong các học khu thành phố và khu vực. Lưu ý rằng các chấm được phân bổ ngẫu nhiên trong mỗi học khu và không thể hiện địa điểm thực tế của các học học thuộc diện ELL.


#

Về các ngôn ngữ được nói phổ biến nhất, mức độ dữ liệu MDOE khớp với dữ liệu PUMS. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ được nói phổ biến nhất đối với ELL, sau đó là tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Hoa, và Thổ Ngữ Haiti. Tuy nhiên, phần trăm ELL không phải lúc nào cũng khớp với dữ liệu ACS. Đối với 3 ngôn ngữ này, có tỉ lệ người nói ELL cao hơn so với người thuộc diện LEP. Trong khi 36,5 người thuộc diện LEP nói tiếng Tây Ban Nha, trên một nửa tất cả ELL nói tiếng Tây Ban Nha. Người nói tiếng Bồ Đào Nha chiếm 11,3 phần trăm người thuộc diện LEP nhưng 18,3 ELL. Người nói tiếng Ả Rập chiếm 2,1 phần trăm người thuộc diện LEP nhưng 2,9 phần trăm ELL. Một số ngôn ngữ có tỉ lệ ELL thấp hơn so với người thuộc diện LEP: Tiếng Hoa (5,9 phần trăm so với 16,7 phần trăm), tiếng Haiti (5,0 phần trăm so với 7,1 phần trăm), tiếng Việt (2,5 phần trăm so với 5,0 phần trăm), tiếng Nga (1,4 phần trăm so với 3,3 phần trăm), tiếng Pháp (0,9 phần trăm so với 3,8 phần trăm), và tiếng Somali (0,6 phần trăm so với 1,1 phần trăm).9 Tiếng Nhật ở mức gần như sau ở cả hai nhóm (0,8 phần trăm so với 0,9 phần trăm).

 

Những dữ liệu này cho thấy rằng đối với những người nói tiếng Hoa, tiếng Haiti, tiếng Pháp, tiếng Việt, và tiếng Nga, người trưởng thành lớn tuổi hoặc người trưởng thành không có con thường có nhu cầu về dịch vụ ngôn ngữ hơn, trong khi đối với tiếng Bồ Đào Nha và tiếng Tây Ban Nha, có khả năng cao hơn là trẻ em và gia đình họ cần dịch vụ. Đây là một thông tin quan trọng có thể giúp MPO điều chỉnh hoạt động tiếp ngoại hiệu quả hơn dựa trên các cộng đồng và các ngôn ngữ được nói.

 

2.2       Yếu Tố 2: Tần Suất Tiếp Xúc

MPO có sự tiếp xúc không thường xuyên và không thể dựa đoán với người thuộc diện LEP, phần lớn là vì bản chất của các chương trình và hoạt động của MPO. Các địa điểm tiếp xúc trực tuyến là trang web của MPO, trang blog TRANSREPORT, email MPO, và các khảo sát trực tuyến. Những tình huống tiếp xúc khác với người thuộc diện LEP gồm có khi nhân viên tham các các cuộc họp tổ chức bởi các tổ chức gồm có người thuộc diện LEP và các sự kiện do MPO tổ chức, như các hội thảo và sự kiện open house công khai. Một số cuộc họp được tổ chức cùng với quy trình phát triển các tài liệu chứng nhận của MPO—Chương Trình Cải Thiện Giao Thông (TIP), Kế Hoạch Giao Thông Dài Hạn (LRTP), và Chương Trình Công Tác Quy Hoạch Thống Nhất (UPWP)—trong khi số khác được thực hiện trong quá trình tiến hành các hoạt động thu hút sự tham gia của công chúng thông thường được tổ chức quanh năm.

 

2.3       Yếu Tố 3: Bản Chất và Tầm Quan Trọng của Các Chương Trình, Dịch Vụ, và Hoạt Động của MPO

MPO lên kế hoạch và tài trợ các dự án giao thông và tiến hành các nghiên cứu trong khu vực Boston. Trong khi MPO không trực tiếp cung cấp các dịch vụ giao thông hay triển khai các dự án cải thiện, và mặc dù sự từ chối hay trì hoãn tiếp cận đối với các hoạt động này sẽ không có những hệ quả ngay lập tức hay đe dọa tính mạng đối với người thuộc diện LEP, nhưng những cải thiện giao thông có được từ các quyết định của MPO có tác động đến khả năng di chuyển và chất lượng cuộc sống của tất cả cư dân.

 

Các dự án được chọn nhận tài trợ liên bang theo tiến độ MPO thông qua các giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế, thi công thuộc trách nhiệm của các thành phố, các cơ quan giao thông tiểu bang, và các cơ quan giao thông khu vực. Các cơ quan thực hiện này có các chính sách riêng để mang lại cho hội cho người thuộc diện LEP để định hình địa điểm, cách thức và thời điểm triển khai một dự án. Nhân viên MPO tập trung những nỗ lực hỗ trợ ngôn ngữ vào các nhiệm vụ trong đó tiền của MPO được chi.

 

Ý kiến của tất cả các bên liên quan đóng vai trò rất quan trọng đối với quy trình quy hoạch giao thông, do đó MPO đầu tư công sức đáng kể để tiến hành hoạt động thu hút sự tham gia của công chúng. Nhân viên giúp công chúng hiểu được quy trình quy hoạch giao thông và cung cấp cơ hội liên tục cho công chúng định hình hệ thống giao thông trong khu vực Boston. Các hoạt động cụ thể thu hút sự tham gia của công chúng được thực hiện bởi nhân viên được mô tả trong POP của MPO.

 

Nhân viên tiến hành hoạt động thu hút sự tham gia của công chúng để hỗ trợ thực hiện các chức năng cốt lõi của MPO. Các chức năng cốt lõi bao gồm phát triển 3 tài liệu chứng nhận của MPO, các nghiên cứu, dự án và các hoạt động liên quan đến dân quyền và công bằng về môi trường do MPO tài trợ. Các chức năng này cung cấp các cơ hội có tổ chức cho nhân viên để đảm bảo người thuộc diện LEP có thể đưa ra ý kiến có ý nghĩa khi công việc này được thực hiện. Quan trọng là, việc xây dựng mối quan hệ với các cộng đồng LEP và các tổ chức đại diện cho họ là công việc liên tục, cho dù nó có phải là cho một nỗ lực làm việc cụ thể hay không. Công việc đó cho phép nhân viên xây dựng niềm tin, hiểu được các nhu cầu và các phương pháp liên lạc hiệu quả, tăng tính minh bạch, mở rộng tầm ảnh hưởng của MPO, và đảm bảo người thuộc diện LEP có cơ hội tham gia sớm và thường xuyên. 

 

2.4       Yếu Tố 4: Các Tài Nguyên Khả Dụng Đối Với MPO

Dựa trên số lượng và hình thức của các cuộc họp trong đó cần phải dịch tài liệu bằng văn bản, MPO đã lập ngân sách tài trợ đủ để dịch các tài liệu quan trọng sang 5 ngôn ngữ được nói phổ biến nhất bởi người thuộc diện LEP, như được xác định bên trên. Ngân sách này cũng gồm có đủ tài trợ để dịch tài liệu sang các ngôn ngữ khác, nếu cần, cho hoạt động tiếp ngoại hoặc để đáp ứng yêu cầu. Cho đến nay, chỉ có một vài người có những yêu cầu như thế.

 

Chính sách của MPO là cung cấp dịch vụ biên dịch và thông dịch khi có yêu cầu tại các cuộc họp do MPO tài trợ. Mặc dù MPO đã thông báo về tính khả dụng của thông dịch viên, nhưng đã không có ai yêu cầu cho đến nay. Mặc dù MPO đã có thể cung cấp các dịch vụ biên dịch với các tài nguyên hiện hữu cho đến nay, khu vực này là khu vực năng động và tiếp tục thu hút các nhóm sắc tộc và văn hóa đa dạng. Do đó, MPO sẽ tiếp tục theo dõi nhu cầu về dịch vụ biên dịch và thông dịch dựa trên các yếu tố từ 1 đến 3 của Phân Tích 4 yếu tố và số yêu cầu nhận được. MPO cũng sẽ xác định xem có cần điều chỉnh chính sách hiện tại hay không vì những hạn chế về tài nguyên.

 


 

Chương 3—Cung Cấp Sự Hỗ Trợ Ngôn Ngữ

3.1       Hỗ Trợ Ngôn Ngữ Nói

3.1.1    Hoạt Động Trực Tiếp Thu Hút Sự Tham Gia Của Công Chúng

MPO cung cấp dịch vụ thông dịch khi có yêu cầu với thông báo trước 2 tuần. Thông báo đối với tất cả các cuộc họp đều nêu thông tin này và cách thức yêu cầu thông dịch viên. Số người thuộc diện LEP trong khu vực Boston, cùng với sự tương tác không thường xuyên của họ với MPO, có nghĩa là MPO hiếm khi được yêu cầu cung cấp dịch vụ dịch nói. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết có nghĩa là không có nhu cầu về dịch vụ biên dịch ở nhóm dân trong khu vực hoặc nhu cầu này sẽ không được công khai trong tương lai.

 

Nhân viên cũng cung cấp dịch vụ thông dịch tại các sự kiện tiếp ngoại tại đó dự kiến sẽ có người thuộc diện LEP tham dự. Nhân viên nghiên cứu dữ liệu từ ACS và các trường học và trao đổi với các đối tác địa phương để xác định các nhu cầu ngôn ngữ có thể có, vì dữ liệu ACS và dữ liệu của nhà trường có thể không mang tính cục bộ đủ để nắm rõ các nhu cầu ngôn ngữ. Khi tiếp xúc với công chúng, nhân viên tìm cách hợp tác với các tổ chức có thành viên thuộc diện LEP và sử dụng thông dịch viên để đảm bảo rằng họ có thể cho biết ý kiến.

 

3.1.2    Hoạt Động Từ Xa Thu Hút Sự Tham Gia Của Công Chúng

Việc cần phải tiến hành hoạt động thu hút sự tham gia công chúng từ xa trong đại dịch COVID-19 đã dẫn đến việc nhân viên mở rộng hội tiếp xúc với MPO trực tuyến. Tất cả các cuộc họp MPO và các sự kiện do MPO tổ chức được tổ chức qua nền tảng họp trực tuyến Zoom. Nhân viên cố gắng hết sức để cung cấp các dịch vụ tương đương các dịch vụ được cung cấp tại các cuộc họp trực tiếp. Người tham dự có thể yêu cầu thông dịch viên trước ít nhất 2 tuần.

 

3.2       Hỗ Trợ Ngôn Ngữ Viết

3.2.1    Các Tài Liệu Quan Trọng

MPO cung cấp các bản dịch của các tài liệu quan trọng, theo quy định của liên bang. Các tài liệu quan trọng là các tài liệu chứa thông tin đóng vai trò quan trọng để nhận được các dịch vụ của MPO hoặc là bắt buộc theo quy định của pháp luật. MPO đã xác định rằng các giấy tờ và tài liệu được xem là quan trọng nếu chúng cho phép công chúng hiểu và tham gia quy trình quy hoạch giao thông khu vực. Các tài liệu này gồm có như sau:

 

 

Nhân viên dịch các tài liệu quan trọng sang tối thiểu 5 ngôn ngữ được nói phổ biến nhất bởi người thuộc diện LEP: Tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hoa (giản thể và phồn thể), tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Haiti, và tiếng Việt. MPO không dịch các tài liệu quan trọng sang tất cả các ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor vì một số lý do: 1) nhân viên không có tiếp xúc với những người thuộc diện LEP thường xuyên; 2) biên dịch là một công việc tốn nhiều tài nguyên; 3) trong khu vực MPO, 5 ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor chiếm trên 3 phần tư các ngôn ngữ không phải tiếng Anh được nói ở đây. Ngoài ra, Thông Báo về Các Quyền và Sự Bảo Vệ Cấm Phân Biệt Đối Xử, được tất cả MPO ở Massachusetts sử dụng, được phát triển bởi Sở Giao Thông Massachusetts (MassDOT). MassDOT cũng cung cấp các bản dịch của thông báo bằng 7 ngôn ngữ: Tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hoa (phồn thể và giản thể), tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Haiti, tiếng Nga và tiếng Việt. Mẫu đơn và các thủ tục khiếu nại của MPO được dịch sang 11 ngôn ngữ bên cạnh tiếng Anh.

 

Các tiếp cận của MPO có thể không đáp ứng tất cả nhu cầu ngôn ngữ. Dựa trên phân tích dữ liệu ngôn ngữ của MDOE, trong khi nhiều người thuộc diện LEP nói 5 ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor phổ biến nhất tập trung ở các khu vực đô thị, nhất là ở trong và xung quanh Boston và Framingham, những người nói các ngôn ngữ khác có xu hướng phân tán hơn về mặt địa lý. Lưu ý điều đó, chính sách của MPO là xác định các nhu cầu ngôn ngữ đối với những khu vực trong đó nó tiến hành hoạt động tiếp ngoại—ví dụ như các cuộc họp công khai đối với LRTP, TIP, hoặc UPWP—và cung cấp bản dịch bằng các ngôn ngữ khác nếu cần. Để hỗ trợ cách tiếp cận này, nhân viên xác định các ngôn ngữ được nói ở những địa điểm họ tổ chức các sự kiện công cộng thông qua sự hợp tác vớic ác đối tác cộng đồng.

 

3.2.2    Trang web của MPO

Để đáp ứng các nhu cầu dịch trang web, trang web của MPO có sử dụng Google Translate, một công cụ trên trình duyệt để dịch nội dung trang web sang hơn 100 ngôn ngữ, bao gồm các ngôn ngữ đạt mức Safe Harbor trong khu vực Boston. Các tài liệu của MPO được đăng trên trang web dưới dạng các tập tin PDF và ở định dạng HTML, cho phép chúng được đọc lớn bởi một chương trình đọc màn hình và cho phép sử dụng Google Translate cho tất cả các tài liệu trên trang web. Ngoài ra, người thuộc diện LEP cũng có thể cài đặt ngôn ngữ trình duyệt internet của họ thành một trong các ngôn ngữ học chọn.

 

3.2.3    Email, Khảo Sát và Truyền Thông Xã Hội

Email là phương pháp liên lạc chính của nhân viên MPO với công chúng. Bất kỳ thành viên công chúng nào cũngg có thể đăng ký bất kỳ danh sách nào trong một số danh sách nhận email của MPO. Tất cả các email này có thể được dịch bằng cách nhấp vào ngôn ngữ thích hợp ở đầu email. Các bản dịch vụ được thực hiện bởi Google Translate và khả dụng ở hàng tá ngôn ngữ, bao gồm tất cả các ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor.

 

Các khảo sát của MPO hầu như luôn được thực hiện trực tuyến vì tần suất lập khảo sát của nhân viên, tính vừa túi tiền của chúng, và tầm ảnh hưởng rộng của chúng. Khảo sát cũng cho phép nhân viên dễ dàng cung cấp nhiều bản dịch ở chi phí hợp lý đối với MPO. Đối với người trả lời khảo sát nào truy cập khảo sát qua email của MPO, nhân viên cung cấp các liên kết đến các khảo sát đã dịch. Khảo sát được dịch sang tiếng Tây Ban Nha, tiếng Hoa (giản thể và phồn thể), tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Haiti, và tiếng Việt.

Chương 4—Theo Dõi và Cập Nhật Kế Hoạch

Nhân viên MPO tiếp tục theo dõi các nhu cầu ngôn ngữ đang thay đổi của khu vực và cập nhật các dịch vụ hỗ trợ ngôn ngữ khi thích hợp. Nhân viên liên tục tìm hiểu các nguồn dữ liệu mới cung cấp sự hiểu biết nhiều sắc thái hơn về các nhu cầu ngôn ngữ của cư dân trong khu vực và các công nghệ mới mở rộng tầm ảnh hưởng của các hoạt động của MPO đến với nhiều người hơn. Mặc dù MPO đã không nhận được bất kỳ yêu cầu nào về hỗ trợ ngôn ngữ nói tại các cuộc họp do MPO tài trợ trong 3 năm qua, điều này không có nghĩa là sẽ không có nhu cầu trong tương lai. Để đảm bảo rằng có nhiều người thuộc diện LEP hơn biết về MPO và các dịch vụ và chương trình mà nó cung cấp, nhân viên sẽ tiếp tục hoạt động thu hút sự tham gia của thành viên của nhóm dân này và các tổ chức cộng đồng phục vụ họ. Khi có dữ liệu ngôn ngữ mới và các cách tiếp cận hỗ trợ người thuộc diện LEP có thay đổi, LAP này sẽ được chỉnh sửa.

 

 

 

1 Trước năm 2016, các thổ ngữ dựa trên tiếng Pháp được mã hóa là Thổ Ngữ Pháp trong ACS. Vì hầu hết những người này nói Thổ Ngữ Haiti, kể từ năm 2016, Thổ Ngữ Haiti được tái mã hóa thành tiếng Haiti, bao gồm Thổ Ngữ Haiti và tất cả các thổ ngữ theo tiếng Pháp khác có thể hiểu nhau. LAP này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa mới, trừ khi nói đến dữ liệu của Sở Giáo Dục Massachusetts, trong đó sử dụng thuật ngữ Thổ Ngữ Haiti.

2 Xem: https://www.census.gov/content/dam/Census/programs-surveys/acs/tech-doc/user-notes/2016_Language_User_Note.pdf.

3 Trong trường hợp PUMA gồm có các thị trấn ở một trong hai bên của ranh giới MPO, một hệ số tách đã được áp dụng. Hệ số này được ước tính bằng cách trước tiên tính toán dân số ước tính trung bình của Điều Tra Dân Số theo thị trấn và PUMA cho các năm 2015–19. Hệ số này bằng với phần trăm tổng PUMA nằm trong các thành phố MPO.

4 Số ngôn ngữ này là cao hơn đáng kể so với 19 ngôn ngữ đáp ứng Safe Harbor được báo cáo trong LAP 2017. Sự khác biệt này có khả năng một phần là do những thay đổi về cách mã hóa ngôn ngữ, như mô tả ở phần trước trong tài liệu này, và sự khác biệt trong các nguồn dũ liệu (các bảng tóm tắt ACS so với dữ liệu PUMS).

5 Đối với các phương ngữ nói, tiếng Hoa bao gồm tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông. Đối với tiếng Hoa viết, MPO dịch các tài liệu sang tiếng Hoa phồn thể và giản thể. Trước năm 2016, các thổ ngữ dựa trên tiếng Pháp được mã hóa là Thổ Ngữ Pháp trong ACS. Vì hầu hết những người này nói Thổ Ngữ Haiti, kể từ năm 2016, Thổ Ngữ Haiti được tái mã hóa thành tiếng Haiti, bao gồm Thổ Ngữ Haiti và tất cả các thổ ngữ theo tiếng Pháp khác có thể hiểu nhau. LAP này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa mới, trừ khi nói đến dữ liệu của Sở Giáo Dục Massachusetts, trong đó sử dụng thuật ngữ Thổ Ngữ Haiti.

6 Để biết thông tin về cách so sánh dữ liệu ngôn ngữ ACS trước và sau 2016, tham khảo https://www.census.gov/content/dam/Census/programs-surveys/acs/tech-doc/user-notes/2016_Language_User_Note.pdf.

7 Học sinh ELL được MDOE định nghĩa là "một học sinh có ngôn ngữ thứ nhất là một ngôn ngữ không phải tiếng Anh, không thể thực hiện việc học thông thường trong lớp bằng tiếng Anh." http://profiles.doe.mass.edu/help/data.aspx?section=students#selectedpop.

8 Một số học khu công lập gồm có các thị trấn bên ngoài khu vực Boston: Học Khu King Phillips (bao gồm Plainville); Học Khu Northboro-Southboro (bao gồm Northborough); Học Khu Masconomet (bao gồm Boxborough); và Học Khu Nashoba (bao gồm Lancaster và Stow).

9 Trong dữ liệu PUMS, tiếng Somali được nhóm với tiếng Amharic và các ngôn ngữ Phi-Á khác, do đó phần trăm nói tiếng Somali có khả năng thấp hơn 1,1 phần trăm.